Cách tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEihvrabhI-s908Ba3787sGQgb5wLb-3fjz83Nwf22E2um33du7c_NQWAFYHwu6wocy3HYFJj13G6q_oLHxb6zdSTPm_Hnh1laC5RXuz4k4Pt3YSNquYdM1G6EzyOwTFSBkajFjdQf72B-E/s72-c/Electrolux+ESE5687SB.jpg
Hướng dẫn tiết kiệm điện năng khi dùng tủ lạnh
Một chiếc tủ lạnh khi mới mua về, ban đầu chắc cũng ít có người để ý đến cách tiết kiệm điện cho vật dụng này.Bình thường chắc cúng không ai để ý tới lượng tiêu thụ điện năng của chúng trong một vài tháng đầu.Tùy theo chủng loại mà tủ lạnh có thể tiêu tốn một lượng điện năng khác nhau.Nhưng nếu chúng ta để ý tới chúng sẽ có cách hạn chế mức tiêu hao điện năng mà vẫn đảm bảo duy trì hoạt động của tủ lạnh một cách tốt nhất.Tủ lạnh bạn đang sở hữu |
Bạn hãy để ý một số cách làm sau đây;
Điều chỉnh nhiệt độ tốt nhất ở 7-8 độ C sẽ tốn ít điện hơn. Với tủ lạnh mới mua về, có thể chuẩn bị một nhiệt kế, đặt vào một ngăn trong khoang giữ lạnh. Sau khi đã đặt đồ ăn vào rồi mới bắt đầu điều chỉnh độ lạnh, nên điều chỉnh 2-3 lần để tiến dần tới nhiệt độ tốt nhất (thường là 7-8 độ C).•Thông thường nhiệt độ giữ lạnh cho cá tươi, thịt tươi tốt nhất là trên dưới –1 độ C, với sữa bò và trứng gà, trứng vịt là 3 độ C, Với hoa quả và rau xanh là 5 độ C.
•Không được chất quá đầy vào tủ. Giữa các đồ ăn cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm.
•Nước nóng, rau nóng, cơm nóng phải để nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh. Nếu cho vào khi còn nóng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh, làm điện hao nhiều hơn xuống.
•Nên dùng đồ đựng bằng kim loại thay cho đồ nhựa. Vì những hộp đựng bằng nhựa chuyên dụng cho tủ lạnh hiện nay trên thị trường bán rất nhiều , nó nhẹ sạch sẽ và giá lại rẻ nhưng do tính năng dẫn lạnh của nó rất kém nên thời gian làm lạnh sẽ dài ra gây nên tốn điện. Nếu dùng đồ đựng bằng nhôm hay thép không rỉ thì thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện được tiết kiệm hơn.
Đăng nhận xét